Tin tức

Bồn chứa hóa chất có những loại nào? Nên sử dụng loại bồn chứa hóa chất nào?

Bồn chứa hóa chất là vật dụng để đựng hóa chất, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Bồn chứa là đầu nguồn của hệ thống cấp hóa chất. Tùy theo các loại hóa chất cụ thể mà các bồn chứa được làm bởi các vật liệu khác nhau và có những kiểu hình dáng khác nhau. Vậy nên sử dụng loại bồn đựng hóa chất nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bồn chứa hóa chất có những loại nào?


Có nhiều tiêu chí để phân loại bồn đựng hóa chất nhưng ba tiêu chí phổ biến nhất là: phân loại theo chất liệu, phân loại theo thể tích, phân loại theo kiểu dáng.

Phân loại theo chất liệu

Dựa theo chất liệu mà bồn đựng hóa chất được chia thành 3 loại: bồn chứa bằng  kim loại, bồn chứa bằng nhựa, bồn chứa bằng sợi thủy tinh (FRP).

Bồn chứa bằng kim loại: bồn đựng hóa chất bằng kim loại lại được chia thành 2 loại nữa là: bồn thép và bồn inox (thép không gỉ).

Bồn thép: được làm bằng thép hợp kim với thành phần chính là sắt ( Fe), cacbon(C) từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng và một số nguyên tố hóa học khác, bồn đựng hóa chất bằng thép bền ở nhiệt độ cao, dễ dàng vận chuyển, dễ thi công. Tuy nhiên dễ bị ăn mòn bởi các hóa chất có tính oxi hóa mạnh như axit, các chất thải sinh hoạt. Thường dùng để đựng xăng, dầu nhớt, khí đốt…

Bồn inox: là loại bồn được làm bằng hợp kim thép không gỉ (inox). Inox là dạng hợp kim của sắt với độ bền vượt trội, chứa 10,5% Crom (Cr) có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, bền ở nhiệt độ cao, dễ dàng vận chuyển, dễ thi công như bồn thép. Tuy nhiên khả năng chống ăn mòn cao hơn bồn thép, thường dùng để đựng xăng, dầu… , làm bồn gia nhiệt.

Bồn chứa bằng nhựa: Là bồn chứa hóa chất làm bằng nhựa, hiện nay bồn đựng hóa chất nhựa phổ biến có 3 loại chính: bồn Composite, bồn PVC, bồn PP.

Bồn Composite: là loại bồn hóa chất được làm bằng nhựa composite, composite là một loại nhựa tổng hợp, nhưng nó khác hẳn các loại nhựa khác trên thị trường hiện nay. Cấu tạo gồm 2 lớp đó là nhựa nền (matrix)  hay còn gọi là pha nhựa có chức năng đảm bảo các thành phần cốt bên trong composite được liên kết với nhau nhằm tạo ra tính nguyên khối và thống nhất cho composite; lớp vật liệu gia cường (phần cốt), thành phần này giúp composite có các đặc điểm cơ lý tính cần thiết. 

Có khả năng chống ăn mòn, ngăn các phản ứng hóa học xảy ra, bảo vệ các hóa chất bên trong, tuy nhiên lại không bền ở nhiệt độ cao. Thường dùng để chứa các axit có tính ăn mòn cao như: axit sunfuric (H2SO4), axit clohidric (HCl)… , các chất thải sinh hoạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.