Tin tức

Những kinh nghiệm để hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt

Các nhà máy hiện nay thì đều bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải và hệ thống đó phải đạt tiêu chuẩn mới được cấp phép hoạt động. Đa phần họ sẽ thuê một công ty xử lý nước thải để thiết kế thi công hệ thống, sau đó sẽ thực hiện luôn việc vận hành. Bài viết ngày hôm nay, xin chia sẽ cho các bạn một số kinh nghiệm để giúp hệ thống xử lý hoạt động trơn tru cũng như có thể khắc phục sự cố một cách nhanh và tốt nhất.

Công trình hỗ trợ hệ thống xử lý nước thải hoạt động


Thứ nhất, hầm bơm: tùy vào đặc trưng sản xuất mà nước thải có thể xả ra một cách liên tục hoặc gián đoạn, tuy nhiên đối với một hệ thống xử lý nước thải thì thường nó sẽ hoạt động liên tục. Nước sẽ được lưu trung gian tại bể thu gom hoặc bể điều hòa, sau đó sẽ nhờ vào hệ thống hầm bơm được đặt chìm trong bể điều hòa, để bơm nước vào trong hệ thống xử lý. Vì thế, hầm bơm này luôn hoạt động nhằm đảm bảo duy trì hệ thống.

Ở một hệ thống sẽ có 2 bộ, nếu xảy ra với bộ nỳ thì vẫn còn một bộ vận hành trong lúc chờ khắc phục sự cố, đảm bảo hệ thống xử lý nước thải của bạn luôn hoạt động một cách xuyên suốt nhất.

Thứ hai, máy thổi khí: tương tự với hầm bơm, máy thổi khí cũng nên trang bị 2 bộ để thay phiên nhau hoạt động nhằm đảm bảo cho bể điều hòa hay bể vi sinh được hoạt động một cách ổn định nhất, tránh những sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến mặt chất lượng của nguồn nước đầu ra.

6 kinh nghiệm giúp hệ thống xử lý nước thải vận hành tốt nhất

Phải luôn liên tục sục khí ở 2 bể điều hòa và aerotank, đặc biệt với bể aerotank thì phải sục khí khắp bể để tránh có những vùng không sục khí, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của bể vi sinh.

Khi vận hành bể lắng sẽ thường xuyên gặp tình trạng bị tắt ống tháo bùn, để giải quyết tình trạng này, bạn cần dẫn 1 đường khí nén từ trên bể lắng cắm ống xuống lỗ tháo bùn và bơm khí nén vào đường ống để thông ống.

Hãy thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu cơ bản, đặc biệt là độ pH của nước trước khi đưa vào bể vi sinh.

Thường xuyên kiểm tra nồng độ bùn ở bể vi sinh, để ở mức tầm 25 – 30% là ổn định nhất, cho bùn lắng tốt và nước trong. Tuy nhiên, nếu trường hợp mật độ bùn không đạt trong khoảng từ 25 – 30% nhưng nguồn nước vẫn trong và đạt chuẩn đầu ra thì chỉ cần tăng lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng là được.

Tốt nhất giám sát đặc tính của nước đầu vào, nếu có thay đổi trong quá trình sản xuất thì nên báo ngay đến người quản lý hệ thống, qua đó điều chỉnh quá trình xử lý phù hợp.

Tốt nhất, thường xuyên kiểm tra song chắn rác để kịp thời phát hiện tắc nghẽn xảy ra trong hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.