Lắp đặt bình chứa khí như thế nào đạt chuẩn?
Lắp đặt bình chứa khí nén là một chi tiết rất quan trọng trong các hệ thống máy nén khí ở các khu công nghiệp và các nhà máy có quy mô từ lớn đến nhỏ. Để toàn bộ hệ thống hoạt động với công suất tối ưu nhất, người vận hành cần biết cách lắp đặt bình chứa khí. Vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này về hướng dẫn lắp đặt bình chứa khí chuẩn nhất nhé.
Lựa chọn vị trí lắp đặt bình chứa khí
Bình chứa khí nén là một bộ phận quan trọng trong các hệ thống máy nén khí ở các nhà máy hoặc xí nghiệp. Bình chứa có nhiều loại hình dạng, màu sắc và thiết kế khác nhau, nhưng đa số đều được làm bằng chất liệu kim loại. Nó có vai trò tích trữ nguồn khí nén áp suất cao từ bộ phận xuất ra của máy nén khí.
Nằm chính giữa máy nén khí và máy sấy khô không khí
Việc lắp đặt theo phương pháp này sẽ có ưu điểm giúp cho giữ được hiệu suất của máy sấy ổn định, đồng thời làm giảm nhiệt độ khí nén và loại bỏ được một lượng nước ngưng tụ sau khi đi qua bình tích áp, nâng cao sự ổn định khi vận hành.
Hệ thống máy nén khí hoạt động theo thể thức Load – Unload (tải và không tải) để đáp ứng liên tục lưu lượng khí tiêu thụ trong quá trình làm việc. Khi ở chế độ tải (Load), công suất khí xả là 100%, và trong chế độ không tải (Unload) là 0%. Vì vậy, việc lắp đặt bình chứa khí nén ở chính giữa máy nén khí và máy sấy khô không khí sẽ giúp công suất khí hoạt động ổn định luôn luôn ở mức 100%.
Tuy nhiên, cách lắp đặt này cũng tồn tại một số hạn chế như bình chứa khí nén sẽ dễ bị rỉ sét theo thời gian dài sử dụng, dễ gây ra rủi ro và nghẹt khí trong quá trình hoạt động. Vì vậy người dùng cần phải lắp thêm các bộ lọc khí để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá khả năng cung cấp của máy nén khí, bình chứa khí nén sẽ trở nên mất tác dụng hoàn toàn.
Giữa máy sấy khí và bộ lọc khí nén
Hình thức lắp đặt này có những ưu điểm là không cần phải định kỳ xả bỏ nước trong bình chứa khí nén, mà chỉ cần kiểm tra theo thời gian của người điều hành quy định. Không mất nhiều thời gian và công sức kiểm tra và xả nước cặn bã như các hình thức lắp đặt khác.
Tuy nhiên, việc lắp đặt bình chứa khí nén ở giữa máy sấy khí và bộ lọc khí nén cũng có những nhược điểm kèm theo. Đó là phải lắp đặt thêm một vài bộ tách nước ngưng tụ máy sấy khí, và trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá khả năng cung cấp của máy nén khí, bình chứa khí nén sẽ trở nên mất tác dụng hoàn toàn.
Lắp sau bộ lọc khí nén
Trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá công suất của máy nén khí, nếu bình chứa khí được lắp đặt có dung tích thích hợp thì nó sẽ đóng vai trò là bộ đệm để đảm bảo máy khí áp vận hành trơn tru, cũng như không cần phải xả bỏ định kỳ nước trong bình chứa khí nén quá nhiều lần.
Nhược điểm của cách lắp đặt bình chứa khí nén sau bộ lọc khí đó là phải lắp đặt thêm một vài bộ tách nước ngưng tụ máy sấy khí, và trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá khả năng cung cấp của máy nén khí, bình chứa khí nén sẽ trở nên mất tác dụng hoàn toàn. Nếu áp suất thoát khí trên các bộ lọc vẫn ở trong mức cho phép, thì việc điều chỉnh công suất của máy sẽ phải vận hành thủ công bằng tay khá bất tiện.
Lắp đặt nhiều hơn hai máy nén khí song song
Cách lắp đặt này được thực hiện với trình tự đó là bình chứa khí nén lắp đặt ở giữa máy nén khí và máy sấy khí. Ưu điểm của việc lắp đặt này đó là vẫn có thể vận hành được bình thường nếu chẳng may một trong các máy nén khí gặp sự cố và dừng hoạt động. Cách lắp đặt này cũng giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, lắp đặt dễ dàng, và đồng bộ hóa đơn giản đối với các module máy móc rất tiện lợi.
Tuy nhiên, bất lợi duy nhất mà người dùng có thể gặp phải đó là việc đôi khi công suất và áp suất đi qua các đường ống dẫn sẽ không ổn định dẫn đến sự mất cân đối trong việc vận hành máy. Nhưng rủi ro này xảy ra không thường xuyên, nên không quá đáng để lo ngại.
Trả lời